Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của phản ứng sau tiêm chủng ở trẻ em dưới 5 tuổi được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2019 - 2021

Định dạng tài liệu: Đề tài - Dự án

Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành từ tháng 01/2019 đến 12/2021 tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 103 trẻ em dưới 5 tuổi sau khi tiêm chủng.

Phí Download:
Miễn phí

Kết quả cho thấy rằng, phản ứng sau tiêm chủng ở đối tượng này có các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng như sau: 47,6% trẻ ghi nhận sốt cao (> 38,50C) là biểu hiện phản ứng phổ biến nhất, tiếp theo là quấy khóc (10,6%), khó thở (8,7%), và tím tái (7,7%). Ngoài ra, có 6,8% trẻ bị triệu chứng bỏ bú hoặc bú kém và 5% trải qua các triệu chứng khác như mày đay, đau tại chỗ tiêm, co giật, nôn trớ, đi ngoài phân lỏng và phù. Ngoài ra, các dấu hiệu như nổi vân tím, da lạnh, mệt mỏi và nhịp tim nhanh cũng được ghi nhận. Loại vắc xin 5.1 gây ra tỷ lệ phản ứng sau tiêm chủng cao nhất. Trong các trường hợp, chỉ số viêm CRP tăng lên ở 55,3%, trong khi phần còn lại (44,7%) duy trì mức CRP bình thường với giá trị trung bình là khoảng 11,7 mg/L. Phần lớn trẻ mắc phản ứng sau tiêm chủng này thuộc nhóm tuổi dưới 6 tháng và thường phản ứng sau tiêm chủng xảy ra sau khi tiêm vắc xin 5.1. Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng xuất hiện sớm và phổ biến chủ yếu là sốt và bú kém, và trẻ thường có kết quả cận lâm sàng bình thường (giá trị trung bình của CRP 11,7 mg/L).

Thêm một bài đánh giá

Vui lòng đăng nhập để viết đánh giá!

Tải ảnh lên
Bạn có thể tải lên tối đa 6 ảnh, kích thước tối đa của mỗi ảnh là 2048 kilobyte

Xếp hạng

(0.00 trên 5)
5 sao
0%
4 sao
0%
3 sao
0%
2 sao
0%
1 sao
0%

Không có bài đánh giá nào!