Đánh giá tình trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật áp xe vú tại khoa ngoại vú Bệnh viện K

Tác giả: Phạm Tấn Phúc
Định dạng tài liệu: Đề tài - Dự án

Mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của áp xe tuyến vú và đánh giá kết quả điều trị áp xe tuyến vú tại khoa Ngoại Vú, Bệnh viện K.

Phí Download:
Miễn phí

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 215 người bệnh áp xe vú đã điều trị khỏi tại khoa Ngoại Vú Bệnh viện K. Kết quả: Áp xe tuyến vú thường gặp ở phụ nữ trẻ, chủ yếu trong độ tuổi sinh đẻ (trung bình 27,9 tuổi). Bệnh có liên quan đến tiết sữa với 24,2% người bệnh mang thai và 40,5% đang cho con bú. Đa số người bệnh có tiền sử bệnh lý tuyến vú (54,4%) và khối áp xe lớn hơn 5cm (61,9%). Trước khi nhập viện, 94,4% đã dùng kháng sinh, 50,7% từng được trích rạch. Về điều trị, phần lớn người bệnh (84,7%) cần phẫu thuật cắt lọc rộng, chỉ 15,3% điều trị bằng trích rạch. Đa số ổ áp xe phức tạp (68,4%), trong khi chỉ 31,6% có tổn thương đơn giản. Cấy vi khuẩn dương tính trong 63,6% trường hợp, với tụ cầu vàng là chủng phổ biến nhất (91,5%). Tỷ lệ điều trị khỏi đạt 91,6%, trong khi thất bại điều trị liên quan đến ổ áp xe lớn ( > 5cm) và tổn thương lan tỏa. Kết luận: Áp xe tuyến vú là một tình trạng nhiễm trùng nặng ở vú do vi khuẩn gây ra. Loại vi khuẩn hay gặp là Staphylococcus aureus. Áp xe tuyến vú có thể phát triển nặng nếu điều trị không triệt để. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 215 người bệnh áp xe vú phức tạp được chăm sóc hậu phẫu theo quy trình của khoa trong 6 tháng. Kết quả đánh giá sau 6 tháng: tỷ lệ khỏi bệnh 91,6%, tỷ lệ tai biến biến chứng: không ghi nhận trường hợp nào.

Thêm một bài đánh giá

Vui lòng đăng nhập để viết đánh giá!

Tải ảnh lên
Bạn có thể tải lên tối đa 6 ảnh, kích thước tối đa của mỗi ảnh là 2048 kilobyte

Xếp hạng

(0.00 trên 5)
5 sao
0%
4 sao
0%
3 sao
0%
2 sao
0%
1 sao
0%

Không có bài đánh giá nào!