Đặt catheter tĩnh mạch cảnh hầm có Cuff dùng cho chạy thận nhân tạo: Chỉ định và hiệu quả

Định dạng tài liệu: Đề tài - Dự án

Catheter tĩnh mạch cảnh hầm có cuff (Cuff Tunneled Carotid Venous Catheter - CTCC) là đường lấy máu tạm thời dùng trong chạy thận nhân tạo (CTNT) Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá chỉ định và hiệu quả của kỹ thuật đặt CTCC để CTNT.

Phí Download:
Miễn phí

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế cắt ngang tiền cứu kèm theo dõi dọc bệnh nhân (BN) trên 18 tuổi được đặt CTCC tại khoa Nội Thận và khoa Thận Nhân Tạo, Bệnh Viện Chợ Rẫy từ tháng 02/2022 đến tháng 8/2022. Kết quả: Có 115 BN được đặt CTCC để CTNT (57 nam và 58 nữ). Về chỉ định: (1) 53/115 BN (46%) suy thận mạn giai đoạn cuối đã có đường dò động tĩnh mạch (arteriovenous fistulas-AVF) nhưng 5 BN AVF chưa trưởng thành, 48 AVF có biến chứng, (2) 62 BN chưa có AVF với 40 BN chưa khởi đầu CTNT, 6 BN lọc màng bụng chuyển sang CTNT, và 16 BN CTNT dưới 3 tháng chủ yếu qua catheter tĩnh mạch đùi. Tỷ lệ thành công của kỹ thuật đặt CTCC là 114/115 (99,13%), 1 BN cần chỉnh sửa để đạt lưu lượng lọc máu. Có 8/115 (6,9%) BN có biến chứng chảy máu sau đặt, với 50% BN chảy máu kéo dài trong 2 ngày. Có (85/115, 73,91%) BN được CTNT 24h sau đặt với tốc độ rút máu 238,2 ± 19,3 ml/ph, thể tích siêu lọc 1,13 ± 0,87 L/1 lần CTNT. Sau xuất viện, qua liên hệ điện thoại với 91/115 (79,13%) BN, chúng tôi ghi nhận 23/91 (25,27%) có biến chứng. Không BN chảy máu mới, 1 BN chảy máu tái phát, còn lại chủ yếu là theo dõi nhiễm trùng catheter (10/23). Kết luận: Đặt catheter tĩnh mạch cảnh hầm có cuff có tỷ lệ thành công cao, ít biến chứng và đạt hiệu quả chạy thận nhân tạo.

Thêm một bài đánh giá

Vui lòng đăng nhập để viết đánh giá!

Tải ảnh lên
Bạn có thể tải lên tối đa 6 ảnh, kích thước tối đa của mỗi ảnh là 2048 kilobyte

Xếp hạng

(0.00 trên 5)
5 sao
0%
4 sao
0%
3 sao
0%
2 sao
0%
1 sao
0%

Không có bài đánh giá nào!