Tuy nhiên, những đối tượng này cần được theo dõi sát hơn và điều trị hỗ trợ kịp thời khi cần thiết vì khả năng tái phát và tiến triển vẫn còn khá cao sau điều trị tận gốc. Chúng tôi tổng kết lại những trường hợp ung thư tuyến tiền liệt nguy cơ cao để đánh giá kết quả điều trị trên những đối tượng này tại bệnh viện Chợ Rẫy. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả những trường hợp ung thư tuyến tiền liệt nguy cơ cao và rất cao được phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt tận gốc tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/2011 đến 12/2023. Ung thư TTL nguy cơ cao được thỏa một trong những tiêu chuẩn sau: PSA > 20 ng/ml, giai đoạn pT3a – T4, Gleason score theo ISUP 4 – 5. Đánh giá thời gian sống còn chung, sống còn không tiến triển, dựa trên phân tích Kaplan-Meier. Kết quả: Tổng cộng 87 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt nguy cơ cao được phẫu thuật cắt TTL tận gốc tại bệnh viện Chợ Rẫy. Thời gian theo dõi trung bình 42,5 ± 37,9 (1 – 158,9) tháng. Tỉ lệ điều trị hỗ trợ bước thứ nhất sau mổ là 41,4%, bao gồm ADT đơn thuần, ADT kết hợp với xạ trị và hóa trị. Di căn xa sau mổ chiếm tỉ lệ 8,0%, thời gian diễn tiến tới di căn trung bình là 24,1± 13,8 tháng. Ước lượng sống còn sau 5 năm trong nhóm có được điều trị hỗ trợ sau phẫu thuật là 86,2%, trong nhóm không điều trị hỗ trợ là 97%, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p=0,142). Kết luận: Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt tận gốc đối với bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt nguy cơ cao, đặc biệt là đã tiến triển tại chỗ vẫn mang lại những lợi ích đáng kể khi được kết hợp cùng với các liệu pháp hỗ trợ một cách kịp thời và hợp lý. Điều này góp phần khẳng định cho phương thức tiếp cận đa mô thức trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt nguy cơ cao và tiến triển.
Thêm một bài đánh giá
Xếp hạng
Không có bài đánh giá nào!