Kết quả: Sức căng cơ tim toàn bộ trung bình là -14,1 ± 3,7 %. Trong nhóm BN có EF bảo tồn, 18 BN (chiếm 62,1%) có giảm GLS (<16 %), kết quả này là 100 % ở nhóm EF < 50 %. Các yếu tố như mức độ suy tâm trương, chỉ số NT-proBNP, LDL-C có liên quan đến chỉ số GLS với p < 0,05. Qua phân tích tương quan đơn biến, chúng tôi thấy sức căng cơ tim toàn bộ theo trục dọc (GLS - avg) có mối tương quan chặt chẽ với vận tốc đầu tâm trương của cơ tim tại vòng van hai lá phía vách liên th ấ t (E'vách) với |R| =0,7, liên quan khá chặt với phân suất tống máu (EF) và chỉ số khối lượng cơ thất trái (CSKLCTT) với IRI lần lượt là 0,58 và 0,56. Kết luận: Sức căng cơ tim theo chiều dọc ở nhóm BN hẹp van ĐMC khít là -14,1 ± 3,7%. Trong nhóm EF bảo tồn đã có 62,1% giảm GLS chứng tỏ chỉ số GLS thay đổi sớm hơn EF. Do vậy khi thăm dò siêu âm tim , nên đo thêm GLS để góp phần vào chẩn đoán, hướng điều trị và tiên lượng BN.
Thêm một bài đánh giá
Xếp hạng
Không có bài đánh giá nào!