Vai trò của chủng ngừa trong việc phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng sau ghép thận ở người lớn

Định dạng tài liệu: Đề tài - Dự án

Nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và mất thận ghép ở bệnh nhân sau ghép thận.

Phí Download:
Miễn phí

Các tác nhân gây bệnh thường rất đa dạng, từ các loại nhiễm trùng phổ biến từ cộng đồng cho đến các mầm bệnh cơ hội hiếm gặp. Các bệnh như cúm mùa, bệnh do phế cầu khuẩn, nhiễm Salmonella, nhiễm Herpes, thủy đậu… được ghi nhận là những nguyên nhân thường gặp gây nhiễm trùng sau ghép, đặc biệt trong vòng 6 tháng đầu, phần lớn có thể chủ động phòng ngừa bằng tiêm chủng trước và sau ghép. Tuy nhiên, thực tế, giải pháp này vẫn chưa được thực hiện đồng bộ cho tất cả các bệnh nhân. Các bác sĩ lâm sàng vẫn còn nghi ngại rằng đáp ứng miễn dịch sau chích ngừa của bệnh nhân sau ghép sẽ suy giảm đáng kể, không đủ khả năng bảo vệ và việc chủng ngừa có thể làm tăng nguy cơ thải ghép, mặc dù đã có nhiều bằng chứng cho thấy không có mối liên hệ nhân quả nào của việc chích ngừa và việc thải ghép, cũng như các hiệp hội đã đưa ra các hướng dẫn về chích ngừa cho bệnh nhân trước và sau ghép. Thách thức trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý nhiễm khuẩn trên bệnh nhân sau ghép là một bài toán còn nhiều nan giải, trong bối cảnh có nhiều tác nhân nhiễm trùng mới nổi, tái nổi và trong thời kỳ của các tác nhân kháng thuốc. Chủ động phòng ngừa các tác nhân có thể phòng ngừa bằng tiêm chủng trước ghép và sau ghép là một chiến lược quan trọng trong việc giảm tỷ lệ nhiễm trùng và tỷ lệ tử vong liên quan. Đồng thời, mở rộng chích ngừa ra các đối tượng khác như nhân viên chăm sóc, người thân, nhóm bác sĩ và điều dưỡng chăm sóc cũng có vai trò rất quan trọng trong việc giảm nguy cơ tiếp xúc mầm bệnh cho người được ghép thận.

Thêm một bài đánh giá

Vui lòng đăng nhập để viết đánh giá!

Tải ảnh lên
Bạn có thể tải lên tối đa 6 ảnh, kích thước tối đa của mỗi ảnh là 2048 kilobyte

Xếp hạng

(0.00 trên 5)
5 sao
0%
4 sao
0%
3 sao
0%
2 sao
0%
1 sao
0%

Không có bài đánh giá nào!