Các dạng hình thái của vùng trần khuyết ròng rọc xương trụ trên người Việt Nam trưởng thành

Định dạng tài liệu: Đề tài - Dự án

Mô tả các dạng vùng trần khuyết ròng rọc xương trụ.

Phí Download:
Miễn phí

Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu báo cáo hàng loạt ca được thực hiện trên 15 xác tươi (30 khuỷu tay) tại Bộ môn Giải Phẫu - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Các xác tươi này có vùng khuỷu tay còn nguyên vẹn, chưa phẫu tích. Kết quả: Trong nghiên cứu này, 3 dạng hình thái của vùng trần đã được ghi nhận lại, với dạng điển hình là vùng trần là một gờ ngang hoàn toàn, tách biệt phần sụn mỏm khuỷu và mỏm vẹt, dạng này có tỉ lệ gặp cao nhất 63,33%, trường hợp vùng trần chỉ gồm một phần bên trụ hoặc bên quay, dạng này tỉ lệ xuất hiện chiếm 23,33%, và trường hợp không tồn tại vùng trần có tỉ lệ gặp thấp nhất với 13,33%. Kết luận: Sự tồn tại của các dạng vùng trần khác ngoài dạng giải phẫu điển hình có ý nghĩa lâm sàng đối với bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình trong việc thực hiện các phẫu thuật ở vùng khuỷu. Phẫu thuật cắt bỏ xương mỏm khuỷu trong trường hợp không có vùng trần mà bề mặt khuyết ròng rọc là một mặt sụn trọn vẹn có thể gây hại cho sụn khớp và có thể dẫn đến viêm xương khớp thứ phát. Hơn nữa, vùng trần cũng rất hữu ích trong quá trình nội soi khớp để định hướng cho bác sĩ phẫu thuật. Sự vắng mặt của gờ ngang trên bề mặt khuyết ròng rọc trong dạng III có thể gây khó khăn cho bác sĩ phẫu thuật trong quá trình nội soi khớp khuỷu tay.

Thêm một bài đánh giá

Vui lòng đăng nhập để viết đánh giá!

Tải ảnh lên
Bạn có thể tải lên tối đa 6 ảnh, kích thước tối đa của mỗi ảnh là 2048 kilobyte

Xếp hạng

(0.00 trên 5)
5 sao
0%
4 sao
0%
3 sao
0%
2 sao
0%
1 sao
0%

Không có bài đánh giá nào!