pylori ở trẻ em tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 238 bệnh nhân được chẩn đoán viêm dạ dày mạn tính, trong đó 119 bệnh nhân có nhiễm H. pylori và 119 bệnh nhân không nhiễm H. pylori tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An từ 01/2023 đến 09/2023. Kết quả: Trong 119 bệnh nhân nhiễm H. pylori: Tỉ lệ nữ/nam = 1,1/1, tuổi trung bình: 9,4 tuổi (min: 3, max: 15 tuổi). Kết quả mô bệnh học: Mức độ nhiễm H. pylori: 42,9% mức độ nhẹ. Mức độ viêm: 62,2% mức độ vừa. Mức độ hoạt động: 42,9% hoạt động nhẹ. Mức độ nhiễm H. pylori, mức độ hoạt động, mức độ viêm có mối liên quan với các triệu chứng lâm sàng: Đau bụng, ợ hơi ợ chua, xuất huyết tiêu hóa, thiếu máu; không thấy mối liên quan với triệu chứng nôn – buồn nôn. Yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm H. pylori: Các yếu tố nguy cơ làm gia tăng nhiễm H. pylori ở trẻ em viêm dạ dày mạn tính tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An là diện tích nhà chật chội (OR = 2,1, 95%CI: 1,2-3,6), bắt đầu đi học sớm (OR = 2,5, 95%CI: 1,4-4,5), cai sữa mẹ sớm (OR = 1,8, 95%CI: 1,1-3,1), tiền sử mẹ nhiễm H. pylori (OR = 4,8, 95%CI: 2,7-8,2), trong khi cả bố và mẹ không nhiễm H. pylori là yếu tố bảo vệ làm giảm tỉ lệ nhiễm H. pylori (OR = 0,3, 95%CI: 0,2-0,6). Kết luận: Phần lớn bệnh nhân có nhiễm H. pylori mức độ nhẹ, viêm dạ dày mạn tính vừa, hoạt động nhẹ. Có mối liên quan giữa tổn thương mô bệnh học với triệu chứng đau bụng, ợ hơi ợ chua, xuất huyết tiêu hóa, thiếu máu. Các yếu tố nguy cơ làm gia tăng nhiễm H. pylori ở trẻ em viêm dạ dày mạn tính là diện tích nhà chật chội, bắt đầu đi học sớm, cai sữa mẹ sớm, tiền sử mẹ nhiễm H. pylori, trong khi cả bố và mẹ không nhiễm H. pylori là yếu tố bảo vệ.
Thêm một bài đánh giá
Xếp hạng
Không có bài đánh giá nào!