(2) Đánh giá hiệu quả của mô hình AIDET tại Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 140 người bệnh/người nhà người bệnh (NB/NNNB) và 69 Điều dưỡng, Hộ sinh (ĐD). Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ trung bình thực hiện AIDET của ĐD là: thực hiện A (Acknowledge): 97,06% (SD = 3); thực hiện I (Introduction): 84,03% (SD = 8); thực hiện D (Duration): 91,27% (SD = 3); thực hiện E (Explanation): 96,73% (SD = 3); thực hiện T (Thanks): 81,8% (SD = 9). Hiệu quả của việc thực hiện AIDET qua tỷ lệ NB/NNNB đánh giá việc thực hiện AIDET của ĐD là: thực hiện A: Trước 60,7%, sau 97,8%; thực hiện I: Trước 33,6%; sau 83,5%; thực hiện D: Trước 53,6%; sau 91,4%; thực hiện E: Trước 64,3%; sau 93,6%; thực hiện T: Trước 30%; sau 90,7%. Tỷ lệ NB/NNNB hài lòng với giao tiếp của ĐD là: Rất không hài lòng: Trước 1,4%; sau 0%; không hài lòng: Trước 2,1%; sau 0%; bình thường: Trước 30%; sau 5,0%; hài lòng: Trước 42,9%; sau 49,3%; rất hài lòng: Trước 23,5%; sau 45,1%. Kết luận: Việc thực hiện giao tiếp theo mô hình AIDET của ĐD tại Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình đạt hiệu quả cao, sự khác biệt trước và sau nghiên cứu có ý nghĩa thống kê, đặc biệt là các bước: chào hỏi, thông báo, giải thích cho NB/NNNB tăng lên rõ rệt qua các thời điểm thực hiện. Hiệu quả của việc áp dụng mô hình giao tiếp theo AIDET cho đội ngũ ĐD tại Bệnh viện đã được NB/NNNB đánh giá cao, thể hiện tỷ lệ hài lòng của NB/NNNB sau khi áp dụng mô hình này.
Thêm một bài đánh giá
Xếp hạng
Không có bài đánh giá nào!