Dữ liệu đời thực về đáp ứng, độ an toàn của các tkis trong điều trị bước một ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn có đột biến eGFR tại Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An

Định dạng tài liệu: Đề tài - Dự án

Đánh giá đáp ứng, tác dụng không mong muốn của các TKIs trong điều trị bước một ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn có đột biến EGFR tại Bệnh viện ung bướu Nghệ An Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp với tiến cứu trên 211 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn có đột biến EGFR được điều trị bước một bằng các TKIs tại Bệnh viện ung bướu Nghệ An từ tháng 1/2017 đến tháng 8/2023.

Phí Download:
Miễn phí

Kết quả: Tỷ lệ đáp ứng chung là 76,7%, trong đó Osimertinib là 83,4%; Afatinib là 73,5%, Erlotinib là 77,1% và Gefitinib là 76,5%. Trên nhóm bệnh nhân di căn não tỷ lệ đáp ứng tại não cao ở tất cả các TKI, đạt 85,8% ở nhóm Osimertinib, Afatinib là 71,4%, Gefitinib là 68,2% và Erlotinib đạt 66,7%. Tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn trên TKTW cao nhất ở nhóm Osimertinib 42,9%. Tác dung không mong muốn thường gặp chủ yếu ở độ 1,2. Trong đó tiêu chảy gặp nhiều nhất ở nhánh Afatinib: 44,1%; ban da ở nhánh Erlotinib với 55,4%; viêm kẽ móng (31,8%), tăng men gan(27,1%) và viêm phổi kẽ(3,5%) gặp nhiều nhất ở nhánh Gefitinib. Kết luận: Điều trị bước một bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn có đột biến EGFR điều trị bằng các TKI cho tỷ lệ đáp ứng chung cũng như tại não cao, dung nạp tốt.

Thêm một bài đánh giá

Vui lòng đăng nhập để viết đánh giá!

Tải ảnh lên
Bạn có thể tải lên tối đa 6 ảnh, kích thước tối đa của mỗi ảnh là 2048 kilobyte

Xếp hạng

(0.00 trên 5)
5 sao
0%
4 sao
0%
3 sao
0%
2 sao
0%
1 sao
0%

Không có bài đánh giá nào!