Lo âu, trầm cảm, stress và các yếu tố liên quan ở các cặp vợ chồng điều trị vô sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Tác giả: Phạm Tấn Phúc
Định dạng tài liệu: Đề tài - Dự án

Phân tích mối liên quan giữa lo âu, trầm cảm, stress với các yếu tố cá nhân cũng như hoàn cảnh gia đình ở bệnh nhân nữ tham gia điều trị vô sinh.

Phí Download:
Miễn phí

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 159 bệnh nhân nữ điều trị vô sinh tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia, Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 11 năm 2024. Để đánh giá tỷ lệ và mức độ lo âu, trầm cảm, stress chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi DASS-21. Kết quả: Tỷ lệ người vợ có dấu hiệu lo âu, trầm cảm, stress lần lượt là 24,5%, 13,8% và 8,8%. người vợ thuộc dân tộc khác (không phải dân tộc Kinh) có nguy cơ mắc dấu hiệu trầm cảm cao hơn 3,2 lần so với những người vợ là người Kinh với 95%CI: 1,0-9,5. Những người vợ không có hoạt động thể chất thì có nguy cơ mắc lo âu cao hơn 2,3 lần so với những người không mắc với 95%CI: 1,1-5,0. Thời gian vô sinh trung bình ở nhóm có lo âu là 50,6 tháng (42,6-58,6) và ở nhóm không lo âu là 29,9 tháng (21,3-38,5) (p<0,05). Ở nhóm trầm cảm là 48,8 tháng (41,3- 56,2) và nhóm không trầm cảm là 28,7 tháng (18,1-39,4) tháng (p<0,05). Kết luận: Lo âu, trầm cảm, stress vẫn chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong những đối tượng vô sinh. Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tỷ lệ lo âu, trầm cảm, stress là những người phụ nữ không phải là dân tộc Kinh, không có hoạt động thể chất. Thời gian phát hiện ra mình vô sinh cũng làm tăng nguy cơ mắc phải lo âu và trầm cảm.

Thêm một bài đánh giá

Vui lòng đăng nhập để viết đánh giá!

Tải ảnh lên
Bạn có thể tải lên tối đa 6 ảnh, kích thước tối đa của mỗi ảnh là 2048 kilobyte

Xếp hạng

(0.00 trên 5)
5 sao
0%
4 sao
0%
3 sao
0%
2 sao
0%
1 sao
0%

Không có bài đánh giá nào!