Sự thích ứng của người lao động với đổi mới công nghệ trong ngành dệt may và da giày Việt Nam (so sánh các doanh nghiệp trong khu công nghiệp ở Bắc Ninh – Đà Nẵng – Vĩnh Long)

Tác giả: Phạm Tấn Phúc
Định dạng tài liệu: Đề tài - Dự án

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, ngành dệt may và da giày đang chịu tác động mạnh mẽ từ xu thế tự động hóa và số hóa.

Phí Download:
Miễn phí

Các doanh nghiệp liên tục đầu tư vào công nghệ tiên tiến để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, nhưng điều này đồng thời gây áp lực lớn lên người lao động về khả năng thích nghi và tiếp thu kỹ năng mới. Sự sẵn sàng của lao động đối với đổi mới công nghệ không chỉ ảnh hưởng đến năng suất mà còn quyết định khả năng duy trì việc làm của họ. Bài báo nghiên cứu mức độ thích ứng của người lao động ngành dệt may và da giày trước sự thay đổi do tự động hóa và công nghệ mới. Phân tích dựa trên dữ liệu khảo sát các doanh nghiệp trong khu công nghiệp ở Bắc Ninh, Đà Nẵng và Vĩnh Long cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về trình độ kỹ năng, khả năng tiếp thu công nghệ mới và mức độ sẵn sàng thay đổi của lao động giữa các địa phương. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng kỹ năng số của người lao động còn nhiều hạn chế, gây cản trở quá trình thích nghi với công nghệ sản xuất tiên tiến. Những kết quả nghiên cứu này không chỉ cung cấp cơ sở thực tiễn để cải thiện năng lực cạnh tranh của ngành dệt may – da giày mà còn giúp định hướng chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số và tự động hóa ngày càng sâu rộng.

Thêm một bài đánh giá

Vui lòng đăng nhập để viết đánh giá!

Tải ảnh lên
Bạn có thể tải lên tối đa 6 ảnh, kích thước tối đa của mỗi ảnh là 2048 kilobyte

Xếp hạng

(0.00 trên 5)
5 sao
0%
4 sao
0%
3 sao
0%
2 sao
0%
1 sao
0%

Không có bài đánh giá nào!