Khảo sát kết quả niệu động lực học bệnh nhân bệnh Parkinson và teo nhiều hệ thống (MSA) có rối loạn chức năng đường tiết niệu dưới tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Định dạng tài liệu: Đề tài - Dự án

Khảo sát kết quả niệu động lực học ở bệnh nhân bệnh Parkinson và bệnh nhân teo nhiều hệ thống (MSA) Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca lâm sàng, với 31 bệnh nhân bệnh Parkinson và 6 bệnh nhân bệnh teo nhiều hệ thống có triệu chứng đường tiết niệu dưới, đánh giá bằng bảng câu hỏi IPSS và kết quả niệu động lực học đa kênh tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM từ 01/2022 đến 12/2022.

Phí Download:
Miễn phí

Kết quả: Kết quả có 18 bệnh nhân nam, tuổi trung bình 61,9 ± 11,9 tuổi; có 19 bệnh nhân nữ, tuổi trung bình 60,8 ± 15,1 tuổi. Kết quả khảo sát niệu động lực học đa kênh ở bệnh nhân bệnh Parkinson: tăng hoạt cơ chóp bàng quang (DO): 23 (71,2%), giảm hoạt cơ chóp bàng quang (DUA): 13 (41,9%), bế tắc đường ra bàng quang (BOO): 4 (12,4%), bất đồng vận bàng quang – cơ thắt (DSD): 5 (16,1%). Bệnh MSA: tăng hoạt cơ chóp bàng quang (DO): 4 (66,7%), giảm hoạt cơ chóp bàng quang (DUA): 5 (83,3%), bế tắc đường ra bàng quang (BOO): 1 (16,7%), bất đồng vận bàng quang – cơ thắt (DSD): 3 (50,0%). Bệnh nhân tăng hoạt cơ chóp bàng quang có triệu chứng thuộc nhóm chứa đựng nặng hơn. Bệnh nhân giảm hoạt cơ chóp bàng quang có thể tích nước tiểu tồn lưu sau khi đi tiểu nhiều hơn. Kết luận: Bệnh nhân bệnh Parkinson thường có rối loạn chức năng chứa đựng của bàng quang và bệnh MSA có phối hợp chức năng chứa đựng và tống xuất. Một số kết quả khảo sát niệu động lực học có liên quan đến độ nặng của các triệu chứng đường tiết niệu dưới.

Thêm một bài đánh giá

Vui lòng đăng nhập để viết đánh giá!

Tải ảnh lên
Bạn có thể tải lên tối đa 6 ảnh, kích thước tối đa của mỗi ảnh là 2048 kilobyte

Xếp hạng

(0.00 trên 5)
5 sao
0%
4 sao
0%
3 sao
0%
2 sao
0%
1 sao
0%

Không có bài đánh giá nào!