Tiến triển trung hạn của tăng áp lực động mạch phổi ở trẻ đẻ non mắc loạn sản phế quản phổi

Định dạng tài liệu: Đề tài - Dự án

Tăng áp lực mạch phổi (TAP) là biến chứng tim mạch phổ biến ở trẻ đẻ non loạn sản phế quản phổi (LSPQP), thường đi kèm với kết cục xấu trong giai đoạn sơ sinh và các đợt tái nhập viện.

Phí Download:
Miễn phí

Nghiên cứu nhằm đánh giá tiến triển của tăng áp lực mạch phổi ở trẻ loạn sản phế quản phổi trong 12 tháng đầu. Đây là nghiên cứu loạt ca bệnh được thực hiện tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 01/2022 đến tháng 04/2024. Có 44 bệnh nhân LSPQP - TAP được chọn vào nghiên cứu, 18/44 bệnh nhân (40,91%) tử vong trong 12 tháng, chủ yếu tử vong trong 6 tháng đầu (34,09%). Tất cả các bệnh nhân tử vong đều còn tình trạng TAP. Nhóm bệnh nhân tử vong có tỷ lệ cao hơn về thở máy đến 28 ngày đầu đời, LSPQP nặng, TAP nặng, viêm phổi, thở máy HFO so với nhóm bệnh nhân sống. Tỷ lệ điều trị thuốc Sildenafil là 54,55%, phối hợp Sildenafil và Bosentan là 15.91%, phối hợp Sildenafil và Iloprost là 13,64%. Tỷ lệ khỏi TAP tại thời điểm 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng tương ứng là 13,64%; 40,91%; 50,00%. Như vậy, trẻ LSPQP - TAP có tỷ lệ tử vong cao trong 6 tháng đầu nhưng bệnh nhân sống có khả năng cao khỏi hoàn toàn TAP trong 12 tháng đầu đời.

Thêm một bài đánh giá

Vui lòng đăng nhập để viết đánh giá!

Tải ảnh lên
Bạn có thể tải lên tối đa 6 ảnh, kích thước tối đa của mỗi ảnh là 2048 kilobyte

Xếp hạng

(0.00 trên 5)
5 sao
0%
4 sao
0%
3 sao
0%
2 sao
0%
1 sao
0%

Không có bài đánh giá nào!